Máy bào là dụng cụ điện hỗ trợ việc làm nhẵn bóng và phẳng trên vật liệu có bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng. Hãy cùng Dụng cụ Makita tìm hiểu máy bào là gì, dùng để làm gì và nguyên lý hoạt động của máy bào cầm tay được sử dụng phổ biến ra sao nhé!

Máy bào là gì?

Máy bào là thiết bị điện có công dụng làm phẳng hoặc làm nhẵn bóng trên bề mặt gồ ghề được làm từ chất liệu gỗ, đá và bê tông.
Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến trong việc gia công kim loại cũng như ngành gia công cơ khí nói chung, nhằm rút ngắn thời gian thao tác bào và làm nhẵn vật liệu của người sử dụng.

Máy bào có nhiều đặc điểm và công dụng khác nhau, đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Máy bào ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ gia công cơ khí hiện đại trong việc hỗ trợ sản xuất. Khi máy bào được ứng dụng, các bạn sẽ không còn phải sử dụng các thiết bị máy bào một cách vất vả, tốn thời gian, tốn nhân công cho một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

Máy bào Makita

Máy bào Makita

Phân loại máy bào

Máy bào có nhiều phân loại loại với cấu tạo đặc trưng riêng, phù hợp để ứng dụng linh hoạt trong đời sống như:

  • Máy bào cầm tay: Được sử dụng phổ biến trong công việc sản xuất và chế biến gỗ.
  • Máy bào gỗ: Thiết bị chuyên dụng trong ngành mộc, hỗ trợ công việc làm nhẵn và phẳng bề mặt gỗ trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Máy bào bàn mini: Thiết kế nhỏ gọn, hỗ trợ thao tác bào và làm nhẵn gỗ linh hoạt, nhanh chóng hơn.
  • Máy bào thẩm: Chuyên bào các thanh gỗ dài cần độ phẳng và độ thẳng cao, gia công 2 mặt phẳng vuông góc với nhau, hoặc hỗ trợ bào nghiêng, bào mặt lõng,… và bào gỗ đầu nhỏ.
  • Máy bào cuốn: Giúp các mặt gỗ đồng nhất về độ dày, nhờ đó hỗ trợ tối ưu cho việc thi công, lắp ráp.

Ứng dụng của máy bào trong đời sống

Máy bào đánh dấu sự phát triển công nghệ gia công cơ khí hiện đại giúp ích cho sản xuất. Vì thế, máy bào được ứng dụng nhiều trong đời sống như:

  • Làm phẳng bề mặt gồ ghề hoặc gia công 2 mặt phẳng vuông góc với nhau.
  • Bào móc lõm, bào nghiêng, bào đầu lớn đầu nhỏ,… của vật liệu.
  • Bào vát mép gỗ và bào thớ gỗ cuối.
MÁY BÀO DÙNG PIN MAKITA DKP180Z 18V 82MM

MÁY BÀO DÙNG PIN MAKITA DKP180Z 18V 82MM

Nguyên lý hoạt động của máy bào cầm tay

Động cơ là bộ phận quan trọng của máy bào cầm tay, gồm có phần trục và khung dây:

  • Trục máy: Làm bằng thép chắc chắn, có hình dạng đặc biệt để có thể ép lên bề mặt của Rotor. Bộ phận này được đặt trên 2 mặt thau và quay quanh trục của Stator để tăng cường hiệu quả máy khi hoạt động.
  • Khung dây: Được làm bằng dây đồng, cuộn thành hình tròn và có đặc tính cách điện. Phần đầu của cuộn dây gắn vào các lá góp bằng thau cổ góp, trong đó cổ góp được cách điện với trục mica.

Nhìn chung, máy bào gỗ cầm tay có nguyên lý hoạt động như sau:

  • Sau khi cấp nguồn điện vào máy bào cầm tay, bạn bật công tắc rồi bóp cò máy. Lúc này xuất hiện mạch điện kín, dòng điện sẽ chuyển động quanh Stator và Rotor làm cho động cơ quay nhờ xảy ra hiện tượng cảm ứng nhiệt.
  • Khi dòng điện đổi chiều xảy ra, lực tác động lên Rotor vẫn không đổi chiều, nhờ đó làm cho động cơ có thể quay được liên tục. Động cơ kết hợp với dây kéo làm chuyển động phần lưỡi bào. Điều này giúp người dùng có thể bào phẳng và làm nhẵn vật liệu.

Lưu ý: Hầu hết, máy bào cầm tay được thiết kế với 1 tốc độ cố định. Do đó việc điều chỉnh tốc độ thường thông qua việc bóp cò.

Nguyên tắc sử dụng an toàn máy bào

Máy bào nói chung, hay những loại máy bào chuyên dụng cho từng vật liệu nói riêng thì luôn phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Không mặc quần áo chật và mang trang sức lỏng lẻo.
  • Chủ động đề phòng các tai nạn do phôi bào gây ra.
  • Đeo kính và tai nghe bảo hộ.
  • Không bào bề mặt có độ dày dưới 6mm và có chiều dài nhỏ hơn khoảng cách giữa hai trục.
  • Dao bào rất sắc bén nên khi sử dụng cũng cần phải lưu ý.
  • Giữ tay tránh xa khỏi khoảng giữa lưỡi và mặt dưới bàn đẩy.
  • Phải kiểm tra trước khi hoạt động xem các vật liệu có bị kẹt vào máy bào hay không.
  • Phải tắt máy và nâng cao lưỡi để rút phôi khi bị kẹt (không được cố đẩy)
  • Điện năng phải được cung cấp đủ sáng đối với những nơi thực hiện công việc gia công.
  • Khoảng cách mắt nhìn so với khu vực vào phôi là 30 – 50cm.
  • Khi sử dụng máy bào không đặt tay lên trước các lưỡi bào đang hoạt động. Tuyệt đối không vươn người để thực hiện các thao tác.
  • Luôn đảm bảo ngắt kết nối với nguồn điện khi thay thế lưỡi cưa hoặc sửa chữa máy móc.
  • Tránh không đặt máy bào đang chạy dưới đất.
  • Khi xảy ra các sự cố về điện phải được sửa chữa kịp thời.
  • Cần gá được điều chỉnh vào vật gia công.
  • Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng nhất là cần khống chế được các khoảng hành trình của đầu bào.

Chính sách mua hàng, bảo hành tại Dụng cụ Makita Hiền Lộc

Bạn có thể mua máy bào chính hãng trực tiếp tại cửa hàng Dụng cụ Makita Hiền Lộc hoặc qua hình thức:
Website: www.dungcumakita.com
Hotline mua hàng: 091 180 5006
Hoặc trực tiếp mua hàng tại địa chỉ: 525, Kim Ngưu, Hà Nội
Khi mua máy bào tại Dụng cụ Makita, bạn nhận đầy đủ các chính sách mua hàng và bảo hành như sau:
Bảo hành chính hãng từ 12 tháng – 3 năm tùy hãng.
Giao hàng tận nhà nhanh chóng, ngoài tỉnh từ 2 – 10 ngày.
Bảo hành nhanh chóng qua số điện thoại.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về máy bào là gì, dùng để làm gì. Đồng thời nắm được nguyên lý hoạt động của máy bào cầm tay trong đời sống hiện nay rồi nhé!