Thông số kỹ thuật máy khoan pin Makita là thông tin cơ bản người dùng cần nắm được khi quyết định chọn mua bất kỳ dòng nào.
Bạn đang muốn tìm hiểu và có dự định mua máy khoan pin Makita nhưng chưa biết gì về sản phẩm. Đừng lo, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua nhé.
Trước tiên hãy xác định mục đích sử dụng máy khoan pin
Đầu tiên bạn phải xác định được mục đích của mình. Bạn cần để làm những việc gì?
- Nếu bạn cần khoan tường, các vật liệu cứng, thì bạn nên chọn loại máy khoan pin động lực (hay còn gọi là máy khoan búa dùng pin).
- Còn đối với những việc như khoan gỗ, kim loại, bắt vít, thì nên chọn những máy có cả khả năng khoan và vặn vít.
Một số thông số kỹ thuật cơ bản của máy khoan pin Makita
Điện thế của pin
Đối với dòng máy khoan pin Makita, vì không sử dụng nguồn điện trực tiếp thì điện thế của pin sẽ quyết định công suất của máy. Điện thế của pin càng cao thì công suất của máy càng cao. Giúp có thể khoan được nhiều chất liệu khác nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Điện thế pin được tính bằng vôn (V), đa số mọi người nên chọn loại máy có điện thế pin 18V là tốt nhất.
- Tuy nhiên nếu bạn chỉ sử dụng để sửa chữa các vật dụng trong gia đình thường xuyên. Thì nên chọn máy có điện thế pin 14V vì máy có điện thế pin càng cao thì sẽ càng nặng.
- Quá trình sạc pin rất nhanh chóng và tuổi thọ của pin cũng cao. Vì vậy sử dụng loại pin Lithium-ion giúp bạn không bị gián đoạn công việc.
Lực đập & Momen xoắn
Năng lượng va đập là một thông số quan trọng, tác động trực tiếp tới máy có thể khoan được những vật liệu nào.
- Đối với máy khoan pin Makita động lực, thì lực đập đập khoảng từ 2-4J;
- Còn với khoan bê tông thì lực đập thường là 5J trở lên;
Tốc độ mô men xoăn càng cao, thì tốc độ khoan và bắt vít càng nhanh. Đây là thông dùng để chỉ khả năng xoắn của máy, các máy khoan pin Makita đa năng thường có tốc độ mô men xoắn cao để đảm bảo hiệu quả công việc.
Tốc độ khoan
Tốc độ khoan thường được tính bằng số vòng quay mỗi phút, và không tải. Tùy vào nhu cầu công việc mà bạn có thể chọn loại máy có tốc độ phù hợp.
- Nếu sử dụng cho các công việc nhẹ như khoan trong gia đình, khoan nhựa, gỗ, thì chọn những loại có tốc độ khoan từ 1200 – 1500 vòng/phút.
- Còn đối với những công việc phải khoan những chất liệu cứng hơn như tường, bê tông thì nên chọn những máy có tốc độ 2000 vòng/phút.
Phụ kiện của máy khoan pin
Chuck hay còn gọi là đầu cặp, đây là phần giữ chặt khoan hoặc đầu vít. Bạn có thể dựa vào đầu cặp để lựa chọn mũi khoan, sao cho phù hợp với chiếc máy của mình. Tùy vào loại công việc mà bạn phải chỉnh kích cỡ khác nhau. Kích cỡ của đầu cặp quyết định kích cỡ của mũi khoan, phổ biến là 12 inch và 38 inch.
Clutch là tính năng giúp bạn có thể tháo rời trục của máy. Khi thanh công cụ bị cứng quá mức. Những chế độ khác nhau sẽ cho phép bạn chỉnh sửa những mũi khoan khác nhau, theo những vật liệu mà bạn đang làm.
Những dòng máy khoan pin Makita đắt tiền có đến 24 chế độ khác nhau. Những chế độ cài đặt cho phép người dùng điều chỉnh mũi khoan đến những vật liệu mà họ đang làm việc. Đối với những việc sửa chữa đơn giản thì không cần thiết phải có clutch. Tuy nhiên đối với các thợ sửa chữa chuyên nghiệp thì clutch không thể thiếu.
Các tiện ích khác
Ngoài những thông số cần phải quan tâm ở trên, thì tiện ích đi kèm cũng nên được chú ý.
- Đèn LED là một tính năng được đánh giá là hỗ trợ đắc lực cho người dùn.
- Có đèn LED sẽ giúp bạn chiếu sáng ở những môi trường làm việc thiếu sáng, những góc hẹp.
- Một số dòng có thiết kế tay nắm phụ hỗ trợ thoải mái thao tác và dễ dàng thực hiện.
Trên đây là những thông số kỹ thuật máy khoan pin Makita mà bạn cần biết trước khi mua. Chúc các bạn lựa chọn được cho mình một thiết bị ưng ý.