Ngoài việc lựa chọn giấy nhám phù hợp với máy chà nhám, người thợ cần phải biết cách thay giấy nhám đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh việc chọn giấy nhám phù hợp với máy chà nhám thì việc tháo lắp giấy nhám đúng kỹ thuật trên máy chà nhám cũng rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất công việc và an toàn lao động. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chọn giấy nhám và tháo lắp chúng khi sử dụng kết hợp với máy chà nhám.

Cách chọn giấy nhám cho máy chà nhám

Mỗi loại giấy nhám có đặc điểm riêng, đặc biệt sử dụng cho mỗi loại máy chà nhám. Cụ thể như sau:

  • Giấy nhám vòng: thích hợp máy chà nhám băng, chà nhám theo dạng vòng, tròn.
  • Giấy nhám thùng: thích hợp máy chà nhám thùng, dùng để mài mòn, đánh bóng bề mặt gỗ.
  • Giấy nhám tờ: thích hợp máy chà nhám rung, thường được dùng để hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
  • Giấy nhám cuộn: thích hợp với hầu hết máy chà nhám. Có 2 loại là có lõ và không lỗ, dùng để mài và đánh bóng bề mặt gỗ.
  • Giấy nhám xếp: có dạng hình tròn, cắt thành từng miếng rồi xếp lại.
  • Giấy nhám trụ: thích hợp để chà nhám ở những vị trí góc cạnh, khó len lỏi.

Giay nham cho may cha nham

Trước khi gắn giấy nhám vào máy, bạn phải chọn được loại giấy nhám phù hợp với cấu tạo và kích thước của máy, độ nhám của giấy phải đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng.

  • Độ nhám tốt (180 – 320): Dùng để đánh bóng bề mặt. Mang đến bề mặt nhẵn bóng để phục vụ cho công tác sơn phủ.
  • Độ nhám trung bình (100 – 150): Dùng để đánh bóng bề mặt gồ ghề hay vê tròn các góc cạnh.
  • Độ nhám thấp (60 – 80): Xử lý và loại bỏ vết bụi bẩn, trầy xước, han gỉ. Loại bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt

Hướng dẫn thay giấy nhám

Trong quá trình vận hành máy chà nhám, rất nhiều lúc bạn phải tự mình thay thế các phụ kiện như giấy nhám, đĩa chà hay lắp thêm các bộ phận hút bụi …Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và an toàn tuyệt đối cho người vận hành, dưới đây là hướng dẫn lắp ráp máy chà nhám.

Có rất nhiều loại máy đánh bóng khác nhau nhưng chúng tôi sẽ chọn giới thiệu đến các bạn máy đánh bóng mặt phẳng vì mức độ phổ biến, linh hoạt và hữu dụng của nó trong hầu hết các công việc.

Hướng dẫn gắn giấy nhám vào máy

  • Bước thứ nhất, mở móc khóa hai bên bề mặt máy bằng cách kéo xuống là lôi móc khóa ra ngoài.
  • Trước khi thay giấy nhám mới, dùng chổi cọ làm sạch bụi bặm bị dính trên đĩa chà.
  • Lưu ý bề mặt của đĩa chà phải vừa vặn với phần lắp khóa dán dành cho loại giấy nhám có khóa dán để tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng.
  • Căng giấy nhám thật chắc xuống cạnh đáy của đĩa chà.
  • Lưu ý các lỗ đục ở giấy nhám sao cho chồng vừa vặn với các lỗ nằm trên đĩa chà để khả năng hút bụi hiệu quả nhất.

Điều chỉnh giấy nhám vào đĩa chà

  • Đặt giấy nhám vào khuôn điều chỉnh với phần khóa dán ngửa lên, ấn chặt xuống máy đã gắn đĩa chà.

  • Sau khi mở khóa ra, bạn sẽ nhìn thấy được bộ phận cố định giấy nhám trong máy.
  • Tiếp theo, cắt ra 4 mảnh giấy nhám có kích thước phù hợp. Rồi lần lượt gắn từng mảnh vào bề mặt máy và cài lại khóa để giữ chắc giấy nhám.

Huong dan thay giay nham

  • Cuối cùng, cắm điện và bật công tắc. Máy chà nhám rung đã sẵn sàng để bạn sử dụng.

Huong dan thay giay nham

Lưu ý sử dụng máy chà nhám an toàn

Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về kỹ thuật vận hành máy cũng như các lưu ý an toàn.

Trang bị đầy đủ dụng cụ và trang phục bảo hộ (bao tay, khẩu trang, mắt kính, bịt tai,…).

Điều chỉnh tốc độ máy chà nhám gỗ phù hợp với yêu cầu công việc.

Không vận hành máy ở khu vực nhiệt độ cao, nhiều thiết bị để tránh chập điện, cháy nổ.

Không vận hành máy nếu không có phận sự, không được phân công công việc.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm hướng dẫn thay giấy nhám cho máy chà nhám, hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho mọi người. Nếu bạn quan tâm đến dòng sản phẩm máy chà nhám thương hiệu Makita, bạn hãy đến Đại Lý Makita tham khảo thêm.

Liên hệ đặt mua ngay hôm nay

Hotline: 091 18 05 006

Website:   dungcumakita.com.vn